Miếng dán PPF là gì? Có nên dán PPF cho điện thoại không?

1. Miếng dán PPF là gì?

PPF, viết tắt của Paint Protection Film, là một loại film bảo vệ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo vệ lớp sơn bên ngoài và trong nội thất xe hơi, xe máy, các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop, máy tính bảng,...

Với những ưu điểm như tính trong suốt, độ đàn hồi và khả năng chống mài mòn đáng kể, PPF ngày nay được áp dụng để dán chống trầy xước cho các dòng thiết bị công nghệ như điện thoại di động, laptop, máy tính bảng,... thay cho các sản phẩm ốp lưng bảo vệ. Nhu cầu dán PPF iPhone, dán PPF Samsung hay dán PPF laptop của khách hàng ngày càng tăng cao.

Miếng dán PPF là gì? Có nên dán PPF cho điện thoại không?

Các sản phẩm PPF hiện được phân phối tại thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia hàng đầu như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh... Dù xuất xứ từ đâu, nguyên tắc sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng luôn đặt ra những yêu cầu quan trọng để đánh giá chất lượng của Film PPF.

2. Cấu tạo của miếng dán bảo vệ PPF

Thông thường, miếng dán bảo vệ PPF có cấu tạo gồm 4 lớp:

  • Lớp lót: Giúp bảo vệ miếng dán trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
  • Lớp nền: Lớp lá chắn chống xước và phân tán lực va đập, rất linh hoạt nhưng cũng rất bền, có khả năng chịu nhiệt và tia UV.
  • Lớp keo: Lớp keo acrylic, cho độ bám dính chắc chắn, không để lại keo khi gỡ bỏ nếu dán PPF chất lượng cao tại các địa chỉ uy tín.
  • Màng phủ: Có tác dụng như lá chắn bảo vệ cho lớp keo và sẽ được tháo bỏ trong quá trình dán film.

Cấu tạo 4 lớp của miếng dán PPF

Do những tính năng đặc thù của mỗi lớp, việc dán Film PPF sẽ không có ảnh hưởng đến thiết kế và màu sắc của thiết bị, mà vẫn đem lại khả năng bảo vệ hiệu quả.

3. Có nên dán PPF cho điện thoại không?

Dù không còn quá xa lạ nhưng nhiều người vẫn đặt nghi vấn "Miếng dán PPF có thực sự tốt không?". Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của dán PPF giúp bạn trả lời câu hỏi trên:

- Độ bền cao: Miếng dán PPF có khả năng chống lại các tác động bên ngoài, va đập, các vết xước. So với các miếng dán nilon rẻ tiền, việc sử dụng film PPF chính hãng mang lại khả năng chống trầy xước tốt hơn lên đến 10-15 lần.

- Bo sát lưng viền máy: Miếng dán PPF có khả năng ôm sát các đường cong, viền và các chi tiết trên thiết bị. Đồng thời, lớp film này có khả năng chịu kéo dãn cao hơn nhiều so với các loại decal giá rẻ, kể cả trong điều kiện nhiệt độ cao, mà vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu của nó.

- Độ trong suốt vượt trội: Film PPF có độ trong suốt lên đến 99%, giữ trọn thiết kế và màu sắc nguyên bản của thiết bị. Màng film mỏng tạo cảm giác "dán như không dán", đặc biệt phù hợp cho những người muốn bảo vệ thiết bị mà không sử dụng ốp lưng.

- Khả năng chống bám nước, bám bẩn: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, PPF có khả năng chống thấm nước và không bám bẩn. Điện thoại của bạn sẽ được bảo vệ một các tốt nhất trước tác động của các vệt ố vàng, xỉn màu và các chất bẩn khác.

- Khả năng tự phục hồi: Khi có vết xước hoặc va đập nhẹ, miếng dán PPF có thể tự phục hồi bằng cách hơ nóng hoặc dùng nước nóng lau lên bề mặt trong một thời gian ngắn. Khả năng này giúp bề mặt dán film PPF trở nên gần như không có vết xước và trông lúc nào cũng như mới.



4. So sánh ốp điện thoại và dán PPF

Thông thường, nhiều người có thói quen sử dụng ốp lưng bảo vệ điện thoại. Tuy nhiên, xài ốp lưng thường xuyên sẽ làm giảm quá trình thoát nhiệt ra môi trường của điện thoại, gây ra tình trạng nóng máy khi sử dụng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng ốp lưng dễ gây xước và làm hỏng cạnh góc máy, cũng như không thể khoe được thiết kế nguyên bản đối với các dòng máy có giá trị cao.

Ngược lại, khi dán PPF điện thoại, người dùng sẽ có cảm giác đang sử dụng máy trần do thiết kế mỏng, trong suốt, giúp khoe trọn thiết kế nguyên bản của thiết bị mà vẫn đảm bảo khả năng chống trầy xước và va đập tuyệt đối. Ngoài ra, sau vài năm sử dụng, sau khi lột bỏ miếng dán PPF, thiết bị vẫn giữ được trạng thái như mới.


Cận cảnh dán PPF điện thoại Samsung Galaxy Z Fold 5

5. Phân loại PPF trên thị trường

Thông thường, miếng dán PPF bao gồm hai loại là PPF bóng và PPF nhám. Trong đó:

  • PPF bóng: Phù hợp với các dòng máy có vỏ bóng hay lưng kính như iPhone X, Samsung Z Flip,...
  • PPF nhám: Có khả năng chống mồ hôi, chống bám vân tay, giữ nguyên bản thiết kế các dòng điện thoại lưng nhám

6. Các bước dán PPF cho điện thoại

Thông thường, quá trình hoàn thiện dán PPF bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh điện thoại sạch sẽ.
  • Bước 2: Cắt góc định vị miếng dán.
  • Bước 3: Đặt miếng dán chuẩn các vị trí, loa,.. của điện thoại.
  • Bước 4: Sử dụng thẻ gạt định vị film vào lưng máy.
  • Bước 5: Miết tay đểu để film PPF bám vào các cạnh còn lại.
  • Bước 6: Dùng máy sấy nhiệt để làm nóng và bo góc dán điện thoại.
  • Bước 7: Cắt tỉa những phần thừa (nếu có).

Cách tự dán PPF cho điện thoại tại nhà

Thông thường, việc tự dán PPF sẽ khá khó khăn nếu người dán chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, miếng dán online khách hàng mua về tự dán thường không đảm bảo chất lượng như khuôn không vừa vặn với máy, dễ bong tróc.

Vì vậy, nếu muốn dán PPF cho thiết bị công nghệ, tốt nhất anh em nên đến trực tiếp những cơ sở uy tín.

Tại AZSKIN, mọi miếng dán cho điện thoại được thiết kế và tạo khuôn riêng biệt cho từng dòng máy với độ chính xác tuyệt đối, cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất cho khách hàng.

7. Một số lưu ý khi dán PPF cho điện thoại

Nên rửa tay thật sạch và làm sạch bề mặt màn hình hoặc mặt lưng thiết bị để loại bỏ bụi bẩn có thể bám vào bề mặt. Trong quá trình dán PPF, nên sử dụng thẻ gạt đều để tránh tạo ra những vết gập không đẹp trên bề mặt.

Bên cạnh đó, để tránh để lại dấu vân tay, không nên tiếp xúc trực tiếp với phần miếng dán chứa keo, thay vào đó, hãy sử dụng miếng lót đi kèm với tấm PPF để tiếp xúc với phần có keo.

8. Nên mua miếng dán PPF ở đâu?

Hiện nay, miếng dán PPF đã trở nên phổ biến tại nhiều cửa hàng phụ kiện, trang thương mại điện tử... với nhiều chủng loại đa dạng.

Tuy nhiên, cũng vì sự phát triển nhanh của dịch vụ này mà thị trường cũng có trôi nổi rất nhiều loại khác nhau từ giá đến chất lượng.

Các tiêu chí

Film PPF Thị Trường

Film PPF tại AZSKIN

1. Độ dày

0.1mm

0.15 - 0.2 mm

2. Độ bao phủ

Phủ kín 85% bề mặt

Phủ kín 100% bề mặt

3. Độ chính xác

Cắt hờ thiếu thẩm mỹ

Cắt chính xác từng chi tiết nhỏ

4. Độ bám dính

Kém, dễ bọt khí

Chắc chắn, có bảo hành

5. Công nghệ sản xuất

Cắt dập, cắt lazer

Cắt CNC Nhật Bản


So sánh miếng dán PPF AZSKIN và miếng dán PPF giá rẻ

9. Một số câu hỏi thường gặp khi dán PPF

Câu hỏi 1: Có nên sử dụng miếng dán PPF cho điện thoại không?

Trả lời: Có. Với những ưu điểm về cả mặt thẩm mỹ lẫn khả năng bảo vệ điện thoại, miếng dán PPF thực sự rất tốt và bạn nên cân nhắc sử dụng để bảo vệ điện thoại của mình khỏi va đập, trầy xước.

Câu hỏi 2: Dán PPF cho điện thoại có gây nóng máy không?

Trả lời: Nhìn chung, việc sử dụng bất kỳ vật liệu nào để bọc thiết bị cũng có thể làm cho máy trở nên nóng hơn. Tuy nhiên, miếng dán PPF có khả năng hạn chế tối đa tình trạng máy nóng quá mức so với việc dùng ốp lưng điện thoại bởi thiết kế rất mỏng nhẹ, dễ dàng thoát nhiệt và không hấp thụ nhiệt khi máy sử dụng ở cường độ cao

Câu hỏi 3: Dán PPF có bị tróc sơn không?

Không thể phủ nhận trong một vài trường hợp, khi lột PPF sẽ khiến bề mặt sơn zin bị bong tróc hoặc keo dính quá chặt khiến việc xử lý khá khó khăn.Vậy nên, anh em lưu ý lựa chọn những cơ sở uy tín để dán PPF cho thiết bị

Câu hỏi 4: Dán PPF nên xài ốp lưng không?

Trả lời: Thông thường khi dán PPF là bạn đã dán kín toàn bộ mặt lưng thiết bị của mình để bảo vệ tối đa cho máy. Vì vậy, việc sử dụng đồng thời cả PPF và ốp lưng là không nên. Khi đã dán PPF, việc tháo ốp lưng ra và gắn vào sẽ làm cho các miếng dán tiếp xúc ở 4 góc máy rất dễ bị bong tróc do va chạm với ốp.